Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Kinh nghiệm khi bị CSGT dừng xe

 Kinh nghiệm khi đang lưu thông trên đường, khi bị CSGT thực hiện điều lệnh (ra tín hiệu) dừng xe:
 
1. Thao tác dừng xe: Bình tĩnh, giảm tốc độ từ từ và quan sát phía trước, hai bên và phía sau xe. Cho xe dừng vào khu vực CSGT chỉ dẫn, dừng xe vào vị trí an toàn (vì đôi khi CSGT chỉ mình dừng xe vào chỗ không an toàn, vi phạm luật...). Bật đèn dừng khẩn cấp (với xe ô tô).

2. Chuẩn bị: Bật ghi âm, ghi hình (nếu có), ngồi nguyên tại vị trí lái, hạ kính xuống (với xe ô tô) chờ CSGT đến. Quan sát kỹ xem CSGT đó là thật hay giả? CSGT đó có biển tên hoặc thẻ xanh không (vì chỉ CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền thực hiện điều lệnh dừng phương tiện đang lưu thông - theo Thông tư số 45/2012/TT-BCA, còn CSGT không có thẻ hoặc CSGT khác chỉ được làm công việc hỗ trợ);

- Nếu phát hiện CSGT không có biển tên thì dứt khoát không làm việc vì đây có thể là CSGT giả hoặc CSGT không đủ điều kiện đi làm việc; hoặc CSGT có biển tên nhưng không có thẻ xanh thì đây là CSGT không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông.- Quan sát khu vực xung quanh, nếu phát hiện chỉ có 01 CSGT (gọi là bồ câu đi lạc) thì đây là CSGT đi ăn mảnh phi pháp (Theo thông tư số 65/2012/TT-BCA tổ CSGT tối thiểu 2 người).

Gặp 02 trường hợp trên thì dứt khoát không xuống xe mà hãy gọi cho CS 113 hoặc ĐDN Cục CSGT ĐB-ĐS để phản ánh:

+ Hà Nội: 069.42608 - 04.39423011+ Đại diện phía Nam: 069.36233

- Nếu phát hiện CSGT giả, đề phòng bị cướp, chúng ta hãy hô lớn kêu cứu những người xung quanh hoặc chuẩn bị phương án phòng vệ hợp lý.

3. Chào hỏi: Sau khi đã thực hiện xong bước (2), xác định CSGT đó đủ điều kiện làm việc và được CSGT mời xuống làm việc. Vẫn bật đèn dừng khẩn cấp, tháo dây an toàn (với ô tô), rút chìa khó đút túi (đề phòng bị cướp), chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết (vẫn để nguyên trong túi – cũng đề phòng trường hợp bị cướp) mở cửa bước xuống (với ô tô), khóa xe cần thận. Chờ CSGT chào mình theo đúng điều lệnh, mình cũng sẽ chào lại CSGT. Lời chào đầu tiên chúng ta hãy chào rõ cấp bậc, họ tên đầy đủ (nếu cần thêm cả số hiệu) của CSGT đó nữa, VD như "chào Trung sỹ Nguyễn Văn Ă", "chào Đại úy Trần Văn Đ", "chào Trung tá Lê Văn Xơi"... Điều này thể hiện hiểu biết của chúng ta và đặc biệt tạo ra sự uy quyền giữa "ông chủ" và "đầy tớ", nhắc choCSGT nhớ ra ai là "ông chủ", ai là "đầy tớ". Khi đó áp lực của "ông chủ" sẽ đè nặng lên "đầy tớ", CSGT sẽ giảm sự hống hách, bố láo...Trong quá trình tranh luận với CSGT, chúng ta chú ý dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp, bình tính, dõng dạc chứ đừng có xoắn lên. VD: với CSGT kém tuổi hơn dùng tôi - chú, anh/ chị - chú, anh/ chị - em hoặc tôi – anh…; với CSGT tầm ngang tuổi hoặc hơn tuổi dùng tôi - anh; với CSGT nhiều tuổi, vui vẻ, tình cảm thì dùng em - anh, cháu - chú....

Việc đọc rõ ràng, dõng dạc tên, số hiệu, cấp hiệu của người C.A đó cũng có thể đánh tiếng với họ về việc cần tuân thủ thực hiện đúng quy định của pháp luật. Chúng ta cần ghi nhớ một số cấp hiệu theo bảng dưới đây:





Nếu CSGT chưa chào đúng điều lệnh, hãy yêu cầu CSGT chào lại khi nào đúng mới làm việc!

Chúng ta hãy nhớ rằng luôn ghi âm, ghi hình đầy đủ để làm bằng chứng tố cáo, khiếu nại khi CSGT làm sai hoặc làm bằng chứng bảo vệ mình khi bị CSGT vu khống. Nếu phát hiện CSGT có mùi bia, rượu thì chúng ta kiên quyết không làm việc.
Tại Điều 3, TT 65 quy định về yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ sau:
a. Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
b. Thực hiện đúng, đầy đủ và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công trong quá trình tuần tra, kiểm soát; quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
c. Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực.4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.5. Đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an.
4. Làm việc: Khi CSGT yêu cầu xuất trình giấy tờ thì yêu cầu CSGT thực hiện đúng tác phong, điều lệnh và quy trình về kiểm soát: Thông báo lỗi, hay thông báo lý do dừng xe theo các điều kiện về việc được phép dừng xe để kiểm soát theo TT 65 rồi mới tiến hành kiểm soát, bao gồm cả việc yêu cầu lái xe xuất trình giấy tờ để kiểm soát.

Dứt khoát chúng ta không đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi, chứng minh chúng ta vi phạm. Điều 14, TT 65 quy định về điều kiện CSGT được dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm tra, kiểm soát sau:
1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp CSGT cố tình yêu cầu chúng ta xuất trình giấy tờ trước khi CSGT thông báo lỗi, khi đó chúng ta kiên quyết không đưa giấy tờ, có thể CSGT sẽ vu khống chúng ta tội “chống người thi hành công vụ”. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta có thể trả lời: “Anh không được lộng ngôn, vu khống, thế nào là chống người thi hành công vụ? Tôi chỉ yêu cầu anh thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy định của ngành…”. Có thể CSGT sẽ dọa dẫm cho xe về đồn… Chúng ta có thể nói: “Nếu anh có thể làm được điều trái quy định của pháp luật, của ngành thì anh cứ làm cho tôi xem, cho mọi người dân xem, cho lãnh đạo của anh xem, cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xem…”.

Đã có trường hợp chúng ta đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi và chúng ta không chấp nhận lỗi này mà CSGT cũng không chứng mình được. Sau một hồi bla bla CSGT bảo không cầm giấy tờ của chúng ta. Vậy chúng ta phải kiên quyết yêu cầu CSGT chứng minh lỗi trước khi chúng ta xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra, kiểm soát.

Nếu CSGT nói là kiểm tra hành chính, nghĩa là CSGT thực hiện việc dừng xe trong các trường hợp theo Mục b), c), d), Khoản 1, Điều 14 của TT 65 thì yêu cầu CSGT xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra.

Lỗi quá tốc độ tối đa cho phép: Hiện nay CSGT kiểm tra bằng máy kiểm tra tốc độ (súng bắn tốc độ), nếu cần yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh. Khi xem hình ảnh chú ý kiểm tra máy kiểm kiểm tra tốc độ còn tem kiểm định có hiệu lực hay không, hình ảnh đó có chứng minh được xe của mình chạy quá tốc độ trong đoạn đường quy định đó hay không...

Các lỗi khác như đè vạch, vượt phải, vượt tại đoạn đường con, vượt đèn đỏ mấy giây, xi-nhan... nếu thực sự không vi phạm (hoặc thích cãi cùn là mình không vi phạm, mặc dù vi phạm thật - không ủng hộ) thì kiên quyết (hoặc già mồm cãi) bảo vệ quan điểm đúng của mình, CSGT cố tình ép chúng ta nhận lỗi thì CSGT phải có bằng chứng xác thực, bằng hình ảnh hoặc bằng cách nào đó - đó là việc của CSGT mà mình phải tâm phục khẩu phục. Điều 3 (Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính), Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định:

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

Nếu CSGT đọc lỗi đúng với lỗi chúng ta vi phạm, chúng ta hãy nhận lỗi, xuất trình giấy tờ và chấp thuận việc kiểm soát, xử lý của CSGT theo quy định của pháp luật.

Khi CSGT lập biên bản, trước khi ký chúng ta phải kiểm tra 03 việc và yêu cầu CSGT thực hiện đúng, chính xác:

- Thứ nhất: Mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự…)

- Thứ hai: Phần ghi lỗi vi phạm, yêu cầu CSGT ghi đúng lỗi vi phạm của mình

- Thứ ba: Để CSGT ký xong, chúng ta xem kỹ lại lần nữa rồi mới ký vào BB.

Chúng ta hãy nhớ rằng, nguyên tắc làm việc của CSGT là mọi hành động và lời nói phải có căn cứ. Khi làm việc với CSGT hãy bình tĩnh nói nhẹ nhàng, mềm mỏng nhưng dứt khoát, lần lượt người nói, người nghe để đối đáp với CSGT như thế sẽ hiệu quả hơn. Nếu mình vô tình, không cố ý vi phạm những lỗi nhẹ, CSGT có thể chỉ nhắc nhở mà không xử lý hành chính.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Phân tích quang phổ của nhạc lossless (Spectral Analysis)

Spectral Analysis

Spectral analysis is a visual way to display the data in a music file. Every music note has a specific frequency: lower notes have lower frequencies and higher notes have higher frequencies. All of the frequencies are displayed on a spectral diagram (“spectral” for short), which is a graph of all the frequencies vs. time in a music file. Frequencies are measured in hertz (Hz) and kilohertz (1,000 Hz). Humans have a hearing range from about 20 Hz — 20kHz (20,000 Hz).
Since spectrals show all the data in a file, they are helpful tools to use when you’re trying to decide whether or not a song has been transcoded. Every file has a relatively standard frequency cut-off.
Click on any of the spectrals below to view it in a higher resolution.

CD / Lossless

Songs on a retail CD and lossless songs have frequencies that extend all the way to 22 kHz. Since lossless to lossless transcoding preserves all of the data in a music file, the spectral of a lossless song will look the same in FLAC, WAV (PCM), ALAC, etc.
However, different genres have different-looking spectrals. The example above was a pop song, so most of the frequencies were represented. But look at this classical piano song.
It looks much different, right? But it’s still a lossless spectral! Notice how “white noise” (the light purple) still extends to 22 kHz, even though those frequencies aren’t used.

MP3

Different types of MP3s have different frequency cut-offs. MP3s also tend to have a “shelf” at 16 kHz (you’ll see it in the spectrals).
MP3 320kbps (CBR) has a frequency cut-off at 20.5 kHz.
MP3 256kbps (CBR) has a frequency cut-off at 20 kHz.
MP3 V0 has a frequency cut-off at 19.5 kHz.
MP3 192kbps (CBR) has a frequency cut-off at 19 kHz.
MP3 V2 has a frequency cut-off at 18.5 kHz.
MP3 128kbps (CBR) has a frequency cut-off at 16 kHz.

Transcodes

How are spectrals helpful when trying to detect transcodes? Say you download a song in FLAC from a blog. The only way to verify that this song is truly a lossless file and not a transcoded file is by looking at its spectral. (Programs like AudioIdentifier are not reliable at detecting transcodes.)
For example, the spectral below is of a FLAC file: the file extension is .flac, it is 21.8 MB, and it sounds okay.
But whoa, does that look anything like what a regular FLAC spectral should look like? No! This file was transcoded from MP3 192kbps (CBR) to FLAC. It’s a lossy to lossless transcode, which is bad.

Programs

For spectral analysis, we recommend using either Adobe Audition (Windows or Mac OS), Audacity (Windows, Mac OS, Linux), and SoX (Windows, Mac OS, Linux — command line only). All of the spectrals that appear in this guide were viewed in Adobe Audition CS 6.
Although you should use spectral analysis to determine whether a file is a transcode or not, you will need to use another program to first determine what bitrate or encoding preset the file claims to be. For this purpose, we recommend using Audio Identifier or dbPowerAmp on Windows and dnuos or MediaInfo on Mac OS.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Hướng dẫn sử dụng EAC (Exact Audio Copy) để BURN/RIP AudioCD

Hướng dẫn sử dụng EAC (Exact Audio Copy) để BURN/RIP AudioCD
Hiện nay mình thấy rất nhiều bạn rip nhạc theo nhiều kiểu khác nhau, bạn thì dùng dbpoweramp, bạn thì dùng Windows Media Player, bạn thì dùng Audio extract gì đấy. Mình k có điều kiện mua nhạc Việt nam nên rất hay down về nghe đỡ hậu quả là rất nhiều bài bị lỗi, nếu báo với uploader kịp thời thì họ đi rip lại còn không thì để đó, bởi vậy phần nhiều mình down về, nghe 1 hoặc 2 lần là xóa luôn.

Trong bài này mình sẽ giới thiệu cách rip nhạc sử dụng EAC (Exact Audio Copy) để rip xuống thành FLAC. Mình đọc trong forum và trong comment của nhiều bạn bảo là chỉ thích down nhạc ở dạng WAV thôi, điều này thật là lãng phí nguồn lực và không cần thiết, nhất là nhiều bản RIP ra WAV từ những chương trình không đáng tin cậy, không có log, thì thà down mp3 V0 về nghe còn thích hơn. Nếu bạn nào chỉ thích WAV thì bỏ phần lựa chọn xóa file WAV sau khi nén thành FLAC là xong. Vì cơ cấu hoạt động của EAC là đưa file về dạng WAV trước rồi mới nén tiếp thành FLAC mà.

EAC là phần mềm rip nhạc tốt nhất cho Windows/Unix hiện nay. Ưu điểm của phần mềm này là rip "bit by bit" nên sẽ đảm bảo âm thanh ra như đĩa gốc (đúng như tên gọi), và nếu được rip từ đĩa gốc thì khi burn ra âm thanh sẽ y như đĩa gốc. Ngoài ra EAC còn kết hợp với Accurate Rip, thông qua việc thiết lập CD Drive Offsets để cho ra những bản rip error free. Nhược điểm của EAC (và là ưu điểm của những phần mềm khác) là chẳng may CD bị trầy xước một tí thôi thì sẽ không rip được luôn, hoặc là rip được mà bản log sẽ không được 100% nữa.

Nếu rip theo đúng hướng dẫn này thì bảo đảm các bản rip của bạn chất lượng hoàn hảo, nếu up lên WAFFLES.FM thì được đóng dấu huy chương vàng Wafflres Iron, nếu up lên WHAT.CD thì sẽ được đóng dấu log (100%). WAFFLES.FM và WHAT.CD là 2 music tracker lớn nhất hiện nay. Đọc thêm về các Music Trackers ở đây: http://hdvietnam.com/diendan/showthread.php?p=343516

Waffles Iron (WI) Torrent là torrent có huy chương màu vàng


Log (100%) torrent trên what.cd


Phần mềm cần thiết:
- EAC, verson mới nhất là V0.99 prebeta 5, có thể download ở đây: Download Exact Audio Copy

- Flac frontend (optional): từ version prebeta 4 trở đi là FLAC đã được built in luôn trong EAC, tuy nhiên mình vẫn dùng chương trình FLAC trực tiếp nên cài vào. Download ở đây: Download FLAC-Free Lossless Audio Codec from SourceForge.net

-Dbpoweramp: Phần mềm này dùng để convert ra file wav (và các định dạng khác), thực ra là dùng Flac Frontend cũng được , nhưng mình dùng cái này vì giao diện dễ dùng. Download ở đây. Chú ý lúc install thì install phần chính trước và install plugin FLAC để nó hiểu được file FLAC. Tương tự nếu bạn muốn nó hiểu được thêm các định dạng khác thì chỉ cần cài các plugins đi kèm.

Sau khi download các phần này về, cứ để install theo default có sẵn rồi sẽ thiết lập cấu hình sau.

Bây giờ, bạn bỏ một đĩa CD mà bạn định nén vào và chuẩn bị thiết lập cấu hình cho EAC, cấu hình này sẽ dùng cho cả nén và burn.

Phần 1: Thiết lập cấu hình

Bước 1: Freedb/Database Option

Bước này giúp cho EAC tự đọc thông tin của CD truy xuất từ freedb, đa phần các CD mình rip thì đều có trong thư viện của freedb cả. Theo như nhiều bài mình đọc thì cũng có khá nhiều CD của Việt Nam được người dùng tự nhập vào rồi.

Nhấn F12, màn hình hiện ra như sau



Your e-mail adress: Bạn điền bất kỳ email nào vào cũng được, như của mình, mình chỉ đơn giản điền mail@yahoo.com

Sau đó nhấn Get active freedb server list, chờ một tí sẽ thấy trong phần Freedb server sẽ hiện ra server của freedb

Bước 2: EAC Options (nhấn F9)

Tab Extraction:

Đánh dấu chọn theo hình:



Cụ thể như sau:
* Fill up missing offset samples with silence: Chọn
* No use of null samples for CRC calculations : Không chọn
* Synchronize between tracks: Chọn
* Delete leading and trailing silent blocks: Không chọn
* Skip track extraction on read or sync errors: Không chọn
* Error recovery quality: High

Tab General:

* On unknown CDs: Chọn
* Chọn automatically access freedb database
* Use language: English
* Wait for external compressors: Chọn



Tab Tools:

* Retrieve UPC/ISRC codes in CUE sheet generation: Bỏ chọn
* Use CD-Text information in CUE sheet generation: Chọn
* Create '.m3u' playlist on extraction: Chọn
* Write m3u playlist with extended information: Bỏ chọn
* Automatically write status report after extraction: Chọn
* Do not open external compressor window: Chọn
* Bỏ chọn 2 chức năng cuối cùng



Tab Normalize: Bỏ chọn Normalize

Tab Filename:

Phần này khá quan trọng trong việc upload và quản lý trong tracker.

Tên Folder: Tên ca sĩ - Tên album (năm) [định dạng] {phụ chú, thường là hãng xuất bản}

- VD: Mỹ Linh - Cho Một Người Tình Xa (1996) [FLAC] {dihavina}

Tên bài hát: Số thứ tự - Tên bài

- VD: 01 - Em ơi Hà Nội phố

Nếu album với nhiều ca sĩ khác nhau thì nên đặt như sau:

Folder: Various Artists - Tên album (năm) [định đạng] {phụ chú}

- VD: Various Artists - Phú Quang, Một Dại Khờ Một Tôi (1997) [FLAC] {dihavina}

Bài hát: Số thứ tự - Ca sĩ - Tên bài hát

- VD: 01 - Lê Dung - Điều giản dị

Để EAC tự làm được điều này thì làm theo hình sau:



- Trong khung Naming scheme: %D - %C (%Y) [FLAC]\%N - %T
- Trong khung Use various artist naming scheme: Various Artists - %C (%Y) [FLAC]\%N - %A - %T

Tab Directories: Chọn Use this directory và đưa folder bạn dự định sẽ chứa file rip vào:



Nhấn OK, xong phần EAC Options.

Bước 3: Drive Option (nhấn F10)

Tab Extraction Method:

Bắt buộc phải chọn Secure modes

* Drive has 'Accurate Stream' feature: Chọn
* Drive caches audio data: Chọn
* Drive is capable of retrieving C2 error information: Bỏ chọn



Tab Offset/Speed:

* Use read sample offset correction: Chọn
Khi đã chọn Accurate Rip thì thường ổ CD của bạn sẽ được tự động cập nhật và số offset sẽ tự hiện lên. Bạn có thể xem giá trị Offset cho các loại ổ ở trang sau: Digital Audio Extraction
* Overread into Lead-In and Lead-Out: Bỏ chọn
* Allow speed reduction during extraction: Chọn
* CD-Text Read capable drive: Chọn
* Use AccurateRip with this drive: Chọn (Cái này quan trọng)



Các bạn chú ý, để kích hoạt được Use Accuraterip with this drive thì bắt buộc bạn phải cho 1 CD bất kỳ vào. Khi mình chưa bỏ CD nào vào hết thì chức năng đấy bị mờ:



Khi bạn bỏ 1 CD vào, EAC sẽ kiểm tra xem cái đĩa của bạn có nằm trong cơ sở dữ liệu của Accurate Rip hay không, nếu có EAC tự động tìm giá trị Offset cho ổ quang của bạn và chức năng Accurate rip được bật như theo hình. NẾu CD của bạn chưa có trong database thì bạn phải lần lượt bỏ vào các đĩa khác vào (khuyến khích dùng đĩa ngoại vì xác suất đĩa ngoại nằm trong cơ sở dữ liệu của Accurate Rip cao hơn) cho đến khi nào accurate rip được bật thì thôi.



Bạn nhớ nhấn configure chứ đừng nhấn close, mất khoảng 5'-10' để cho máy config, sau khi config xong, nếu bạn thấy một bảng như thế này có nghĩa là Accurate RIp đã được kích hoạt



Kiểm tra lại phần accurate rip trong configuration cua EAC:



Và như các bạn thấy, chức năng đó đã hết mờ và hiện lên đúng các giá trị offset

Như vậy kết luận tạm thời lý do nếu bạn không bật được accurate rip là có lẽ là:

- bạn chưa cho CD vào khi thực hiện configurations
- Bạn cho CD vào nhưng khi bảng accurate configure hiện ra, các bạn nhấn close thay vì nhấn configure
- Ổ optical drive của bạn không support chức năng accurate rip

Tab Gap Detection:

* Gap/Index retrieval method: Mục đích của phần này là để EAC xác định khoảng lặng giữa các bài hát. Nên thử cả 3 phương pháp (A,B,C) mỗi phương pháp 3 lần. Mỗi lần đều phải cho ra thời gian giống nhau. Cách thử như sau, cho một CD vào, nhấn F4, ghi nhận thời gian GAP, bật ổ đĩa ra cho vào lại, nhấn F4 tiếp, ghi nhận thời gian GAP, so sánh với lần đầu, rồi làm tiếp thêm một lần nữa. Phương pháp nào cho ra cả 3 lần đều như nhau thì chọn phương pháp đó
* Detection accuracy: Bắt buộc phải chọn Secure



Bước 4: Compression Options (Nhấn F11)

Tab External Compression:

* Use external program for compression: Chọn
* Parameter passing scheme: User Definied Encoder
* Use file extension: .flac
* Program, including path, used for compression: Đường dẫn đến file flac.exe. Nếu bạn dùng FLAC built in trong EAC thì sẽ là: C:\Program Files\Exact Audio Copy\Flac\flac.exe
* Additional commandline options:
Mức độ nén phải trên 5. Mức độ 8 là mức độ hiện nay mình đang dùng. Tùy chọn này sẽ cho phép bạn nén một album với tag đầy đủ. Ở một số lossless tracker, phải dùng tùy chọn này nếu muốn bản rip của mình được đóng nhãn hiệu Properly Tagged Flac (PTF)

-8 -V -T "ARTIST=%a" -T "TITLE=%t" -T "ALBUM=%g" -T "DATE=%y" -T "TRACKNUMBER=%n" -T "TOTALTRACKS=%x" -T "GENRE=%m" -T "ALBUM ARTIST=%v" -T "ALBUMARTIST=%v" -T "COMMENT=EAC V0.99 prebeta 5, Secure Mode, Test & Copy, AccurateRip, FLAC -8" %s

* Bitrate: Gì cũng được
* Delete WAV after compression: Chọn (Hoặc bỏ chọn nếu các bạn thích lưu file WAV)
* Use CRC check: Chọn
* Add ID3 Tag: Bỏ chọn (Đã chọn tag trong FLAC rồi)
* High quality/low quality: Không quan trong, gì cũng được, high quality nghe cho có vẻ chất lượng cao
* Check for external programs return code: Chọn



nhấn OK xong xuôi, bạn nhìn xuống phía dưới SAVE cấu hình lại, đặt tên là HDVNBITs chẳng hạn, như vậy lần sau khi muốn rip đĩa chỉ cần bỏ vào là rip thôi

Phần 2: Quá trình rip (Nén) đĩa

Khi bạn cho CD vào thì EAC sẽ tự động lấy thông tin từ freedb, nếu một album có nhiều lựa chọn, chẳng hạn như album mình đang dùng làm ví dụ, thì chọn cái nào bạn thấy thích hợp nhất



Chọn xong thì tên album, tên bài hát sẽ hiện ra như sau:



Đối với một số album, nhất là album Việt Nam, nếu chưa được người sử dụng đưa vào database thì sẽ không hiện ra tên bài hát, tên album, vv. Lúc này ta cần phải thêm những thông tin ấy vào. Thông tin cần phải đưa vào là CD Tittle, CD Artist, Year, và Title

Như album dưới đây mình rip mà không có thông tin nên mình tự điền vào:



Lưu ý đối với những album do nhiều người hát thì khi điền vào phải điền theo thứ tự Tên ca sĩ / Tên bài hát và đánh dấu vào ô phần Various Artists như sau:



Các bạn để ý cột Gap sẽ thấy giá trị hiện thời là unknown cho các bài hát, tức là khoảng lặng giữa các bài hát chưa được xác định.

- Nhấn F4, chờ một tí sẽ hiện ra như sau:



- Vào Action --> Creat CUE Sheet --> Multiple WAV files with Gaps... (Non Compliant)



- Nhấn Ctrl+A để chọn tất cả bài hát, và nhất Shift + F6 bắt đầu quá trình nén. Chờ khoảng 20-30' tùy CD và tùy cấu hình máy, có album mình nén phải gần 4h mới xong, he he

- Sau khi nén xong, kiểm tra số Read CRC và Test CRC có trùng nhau hay không, kiểm tra cột CRC có hiện lên OK hay không. Như album mình vừa nén, thế là OK hết



Chắc ăn nữa, vào thư mục mình chứa nhạc vừa nén đọc file log, mình thì đọc file log thường xuyên hơn. Khi nén xong phải đảm bảo có những file sau bên cạnh file FLAC :

- File .log
- File .cue
- File .m3u

Mình đính kèm một phần file log cho mọi người tham khảo.


Code:
Exact Audio Copy V0.99 prebeta 5 from 4. May 2009

EAC extraction logfile from 15. November 2009, 13:30

Yo-Yo Ma & Bobby McFerrin / Hush

Used drive  : PLEXTOR DVDR   PX-800A   Adapter: 0  ID: 0

Read mode               : Secure
Utilize accurate stream : Yes
Defeat audio cache      : Yes
Make use of C2 pointers : No

Read offset correction                      : 48
Overread into Lead-In and Lead-Out          : No
Fill up missing offset samples with silence : Yes
Delete leading and trailing silent blocks   : No
Null samples used in CRC calculations       : Yes
Used interface                              : Native Win32 interface for Win NT & 2000
Gap handling                                : Appended to previous track

Used output format              : User Defined Encoder
Selected bitrate                : 128 kBit/s
Quality                         : High
Add ID3 tag                     : No
Command line compressor         : C:\Program Files (x86)\FLAC\flac.exe
Additional command line options : -8 -V -T "ARTIST=%a" -T "TITLE=%t" -T "ALBUM=%g" -T "DATE=%y" -T "TRACKNUMBER=%n" -T "TOTALTRACKS=%x" -T "GENRE=%m" -T "ALBUM ARTIST=%v" -T "ALBUMARTIST=%v" -T "COMMENT=EAC V0.99 prebeta 5, Secure Mode, Test & Copy, Accurat


TOC of the extracted CD

     Track |   Start  |  Length  | Start sector | End sector 
    ---------------------------------------------------------
        1  |  0:00.00 |  3:54.55 |         0    |    17604   
        2  |  3:54.55 |  4:03.00 |     17605    |    35829   
        3  |  7:57.55 |  1:08.52 |     35830    |    40981   
        4  |  9:06.32 |  4:04.08 |     40982    |    59289   
        5  | 13:10.40 |  2:36.12 |     59290    |    71001   
        6  | 15:46.52 |  6:26.20 |     71002    |    99971   
        7  | 22:12.72 |  4:12.70 |     99972    |   118941   
        8  | 26:25.67 |  2:51.70 |    118942    |   131836   
        9  | 29:17.62 |  2:37.08 |    131837    |   143619   
       10  | 31:54.70 |  2:37.62 |    143620    |   155456   
       11  | 34:32.57 |  5:38.25 |    155457    |   180831   
       12  | 40:11.07 |  5:11.60 |    180832    |   204216   
       13  | 45:22.67 |  1:11.08 |    204217    |   209549   


Track  1

     Filename F:\My Music\EacRips\01 - Grace.wav

     Pre-gap length  0:00:02.00

     Peak level 24.3 %
     Track quality 100.0 %
     Test CRC 1DB9EBC1
     Copy CRC 1DB9EBC1
     Accurately ripped (confidence 10)  [C9C2A1E1]
     Copy OK

Track 13

     Filename F:\My Music\EacRips\13 - Good-bye.wav

     Pre-gap length  0:00:00.26

     Peak level 20.2 %
     Track quality 100.0 %
     Test CRC 44CFF266
     Copy CRC 44CFF266
     Accurately ripped (confidence 8)  [F24592B8]
     Copy OK


All tracks accurately ripped

No errors occurred

End of status report




















































































Phần đánh dấu đỏ là phần phải quan tâm khi đọc file log. Rồi vậy là hoàn thiện quá trình nén đĩa. Vy vọng bài này sẽ giúp các bạn rip đĩa đạt chất lượng tốt nhất.

Trong quá trình rip đĩa, có trục trặc gì hoặc có câu hỏi gì thì bạn có thể post log của bạn lên, nếu được thì post cả file cue, để mình support dễ hơn.

Phần 3: Quá trình burn đĩa

Nếu các bạn chỉ muốn burn những file FLAC riêng lẻ thành một CD, hoặc nếu các bạn là người dễ tính, chỉ cần một phần mềm burn file FLAC nhanh gọn lẹ, chất lượng vừa phải, thì chỉ cần dùng phần mềm burrrn. Nhưng nếu các bạn là người kỹ tính, đòi hỏi album burn ra giống y như đĩa gốc thì chỉ còn cách sử dụng EAC, đổi lại là sẽ mất thời gian hơn một tí. Trong bài hướng dẫn này, mình chỉ hướng dẫn các bạn sử dụng EAC để burn đối với các file FLAC có file CUE đi kèm mà thôi. Còn nếu không có thì dùng burrrn vậy nhé, hoặc nếu các bạn vẫn muốn dùng EAC thì phải tạo file CUE (sẽ đề cập đến nếu ai có nhu cầu)

Bước 1: Convert các file FLAC thành WAV

Bạn có thể dùng FLAC frontend hoặc dùng dbpoweramp. Mình dùng dbpoweramp thường xuyên hơn nên mình sẽ hướng dẫn dựa trên dbpoweramp nhé. Sau khi đã cài dbpoweramp vào rồi, bạn vào folder chứa album mình cần burn, đánh dấu tất cả file FLAC, nhấp chuột phải, sẽ có một bảng hiện ra như sau:



Chọn convert to, lúc này màn hình của dbpoweramp sẽ hiện ra với các lựa chọn. Trong ô đầu tiên: converting to, bạn chọn Wave và nhấn convert. Lưu ý trong phần Output location bạn nên để file WAV nằm chung folder với các file FLAC và file CUE của bạn



Bước 2: Đưa file CUE và edit file CUE (nếu cần thiết)

Yêu cầu: Bạn phải configure EAC như ở phần 1, quan trọng nhất là offset value, giá trị này đúng thì sản phẩm tạo ra mới được coi là giống y đĩa gốc.

Bây giờ, bạn cho một CD-R trắng vào, khởi động EAC và nhấn Alt+W, hoặc vào Tools, chọn write CD-R:



Một bảng CD Layout Editor sẽ hiện ra như sau:



Vào File --> Load Cue sheet:



Lúc này bạn sẽ chỉ đến file CUE hiện đang nằm trong cùng thư mục với các file WAV

Khi mở file CUE ra, thường sẽ có bảng thông báo lỗi như sau:



Chuyện này bình thường vì người rip đặt tên album khác nhau, sau đó mình download về sửa tên album hay gì đó, nói chung là không vấn đề gì. Bây giờ ta phải sửa lại cho hết lỗi đi (bước này lâu nhất). Vì mình đã để tất cả các files trong cùng một thư mục rồi nên như trong ví dụ của mình, mình chỉ cần delete cái tên folder tương ứng với từng track đi thôi.



Delete lần lượt cho tất cả các track, sau đó nhấn OK, lúc này cái CD layout Editor hiện ra với tên track, số thứ tự, etc.



Kiểm tra lại xem có đúng hay chưa, nếu đúng hết rồi thì vào CD-R --> Write CD. Sẽ có một bảng CD Write Options hiện ra



Trong phần write speed (tốc độ ghi) nên chọn tốc độ thấp nhất, và nhấn Make It So. Xong rồi đấy, chờ một tí là sẽ ra thành phẩm thôi.

21/09/2013     

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Nhạc Lossless

 Tìm hiểu Nhạc Chất Lượng Cao MP3 320Kbps, AAC, Lossless

 

Phần I - MP3 320 Kbps
Nhạc chất lượng cao như đại đa số chúng ta biết là những file nhạc MP3 có chỉ số bit-rate Kbps (Kb/s) cao phổ biến nhất là 320Kbps, những file nhạc này có dung lượng lớn tầm 8MB trở lên - nói ngắn gọn là MP3 320 Kbps. Ai mới biết về nhạc chất lượng cao là khoái cái món MP3 320 Kbps lắm nha, săn lùng trên nhacso hay nhaccuatui ghê ak :)
Nhưng cơ mà một thực tế "quá phũ cho đội bán đậu hũ" (nói vui thôi ^^) là những chỉ số Kbps hay dung lượng file lại... chả nói lên điều gì, cả chỉ số Kpbs và dung lượng file đều không phải là cơ sở để chúng ta đánh giá chất lượng của file nhạc. Đến đây chắc bạn cần một "Ví von Dụ" để kiểm chứng nhỉ ^^, ok tôi sẽ cho các bạn kiểm chứng ngay và luôn:
Trước khi bắt đầu bạn hãy tải file nhạc này về > Click để Download <, đây là file nhạc bài Nhớ Em - Minh Vương có chất lượng 320Kbps và dung lượng 13MB, các thông số cơ bản các bạn có thể xem hình dưới (không cần xem cũng được :D)




Hãy tải về, nghe và so sánh với bản 128Kbps trên Zing Mp3: http://bit.ly/i99lny

Nghe xong chắc các bạn có thể nhận định bản 320Kbps mà tôi cung cấp nghe quá tệ so với bản 128Kbps của Zing nhỉ :D. Vâng xin thú thật với các bạn file MP3 320Kbps trên là "do tôi tạo ra" hay nói lịch sự hơn nó là "hàng giả" ^^, vậy nhận định MP3 320Kbps là nhạc chất lượng cao là đúng nhưng nó chỉ đúng với "hàng thật" mà thôi và còn nhiều định đạng nhạc khác cho chất lượng cao hơn, cái mà chúng ta bị đánh lừa chính là chỉ số Kbps, để hiểu rõ hơn về chỉ số Kbps (Kbit/s) xin mời các bạn tìm hiểu Phần II.

Phần II - Bit-rate là gì?
Chúng ta thường nghe về nhạc MP3 128 Kbps, 192 Kbps, 256 Kbps, 320 Kbps... vậy Kbps là cái giề????  Kbps tên gọi chung là Bit-rate, Bit-rate là số bit mà máy tính cần xử lý trong một giây, đơn cử như nhạc 128 Kbps thì yêu cầu máy tính phải xử lý 128000 bit/giây (vì 1 Kbps = 1000 bit/giây), tương tự với nhạc 320 Kbps thì máy tính phải xử lý ở mức độ cao hơn là 320000 bit/giây. Vậy có thể kết luận nhạc chất lượng càng cao thì số Kbps càng cao không? Tôi sẽ trả lời ở cuối phần này. Bây giờ tôi phân tích sâu chút về thằng bit-rate này (bạn có thể bỏ qua), bit-rate trong nhạc số có 3 loại:

1, Constant bitrate (CBR): mấy bản nhạc rất phổ biến trên các web nhạc online mà chúng ta hay gọi là MP3 128 Kbps hay 320 Kbps chính là loại được mã hóa Constant bitrate (CBR), Constant bitrate là loại bit-rate cố định, tức với một file nhạc 128 Kbps bất kỳ thì máy tính luôn luôn xử lý 128000 bit/giây xuyên xuốt từ đầu đến cuối bài hát... điều đáng bàn là với những đoạn không có nhạc (thường là mở đầu và kết thúc bài hát) hoặc những đoạn trầm bổng nhác nhau trong ca khúc thì máy tính vẫn phải xử lý 128000 bit/giây, như vậy là lãng phí dung lượng CPU, lại còn thêm cái khoản lúc trầm lúc bổng thì ca khúc nào chả có mà ông máy tính thì cứ phải phang nguyên cái khung 128000 bit/giây hậu quả nhạc nghe thiếu chiều sâu, độ nảy kém và không chân thực. Mà lại tốn dung lượng file nhạc.

 2, Average bitrate (ABR): Loại ABR này tiên tiến hơn loại CBR ở chỗ nó có khả năng tùy biến bit-rate, tức là những đoạn nhạc trầm bổng khác nhau thì số Kbps sẽ được thay đổi cho phù hợp, với những đoạn nhạc nhẹ nhàng thì bit-rate sẽ thấp còn những đoạn nhạc mạnh thì bit-rate sẽ cao, như vậy sẽ hạn chế lãng phí của CPU, giúp bản nhạc nghe chân thực hơn, ABR ra đời nhằm tạo ra những bản nhạc vừa có tùy biến bit-rate lại vừa có dung lượng tương đương với CBR nên khả năng tùy biến bit-rate của ABR không thực sự tốt, vì có chút tùy biến bit-rate nên dung lượng của ABR nhẹ hơn CBR chút xíu. Nói chung loại này nói để biết chứ các bạn không cần quan tâm, cái cần quan tâm là loại thứ 3 sau đây.

3, Variable bitrate (VBR): Mục đích của loại mã hóa VBR là tạo ra những file nhạc có tùy biến bit-rate tối ưu nhất (những đoạn nhạc càng nhẹ nhàng thì bit-rate càng thấp và ngược lại những đoạn nhạc càng mạnh thì bit-rate càng cao, nói chung là biến đổi cho phù hợp nhất), qua đó hạn chế tối đa lãng phí CPU và giúp bản nhạc nghe có chiều sâu, độ nảy tốt và tương đối chân thực. Nhờ tối ưu lượng bit-rate nên những file nhạc VBR có dung lượng nhỏ hơn 2 ông CBR và ABR.
* Lưu ý: Vì mã hóa VBR là loại tùy biến bit-rate (Kbps không cố định) nên ta thượng gọi nhạc MP3 loại này là MP3 -V (x) với (x) thay bởi các số từ 0 tới 9, đó là thứ tự chất lượng của VBR với -V 0 = chất lượng cao nhất và -V 9 = chất lượng thấp nhất. Ví dụ với tên MP3 -V 0 thì ta tự hiểu đó là file MP3 VBR chất lượng cao nhất chứ không gọi là 128Kbps hay 320 Kbps như của CBR hay ABR.
● Dưới đây là thông tin các mức chất lượng của các định dạng nhạc thông dụng được mã hóa bit-rate VBR:
- MP3: -V 0 tới 9 (-V 0 chất lượng cao nhất, -V 9 chất lượng thấp nhất)
- OGG: -q -0.1 đến 1 (-q 1 chất lượng cao nhất, -q -0.1 chất lượng thấp nhất)
- Nero AAC: -q 0.05 đến 1.00 (-q 1.00 chất lượng cao nhất, -q 0.05 chất lượng thấp nhất)
● Các định dạng hỗ trợ mã hóa bit-rate VBR:
- MP3: .mp3
- AAC: .aac .m4a .m4b .mp4 .m4p
- ALAC: .m4a
- OGG: .ogg

» Kết luận: Như vậy chúng ta không thể đánh giá chất lượng nhạc thông qua chỉ số bit-rate (Kbps), và câu hỏi đặt ra là làm thế nào hay có cơ sở nào để đánh giá chất lượng nhạc cao hay thấp? hay làm thế nào để nhận biết file MP3 320Kbps là thật hay giả? Cái này Phần III sẽ rõ.

Phần III - Cách kiểm tra chất lượng nhạc
Qua 2 phần đầu chúng ta có thể xác định là không thể đánh giá chất lượng nhạc qua chỉ số bit-rate (Kbps) hay dung lượng file nhạc, ở phần này tôi sẽ giới thiệu với các bạn tiêu chuẩn và cách kiểm tra file nhạc chất lượng cao là thật hay giả thông qua quang phổ (spectral) của file nhạc :)

Lưu ý: Ở bài viết này tôi sử dụng file nhạc thông dụng gồm Bit depth = 16-bit và Sampling rate = 44.1 kHz, với mẫu tần Sampling rate = 44.1 kHz thì sẽ cho âm thanh có tần số 22.05 kHz trong khi như các bạn đã biết giới hạn tần số âm thanh mà tai người có thể nghe thấy là từ 20 Hz đến 20 kHz, thực tế thì 99% nhạc trên thị trường thuộc loại 16-bit/44.1kHz, lý do vì giới hạn tai người căng lắm cũng chỉ đến ngưỡng này, nếu bạn muốn nghe loại cao hơn thì cần có dàn HD khủng + tai thẩm âm tốt và một chút tưởng tượng cho tâm hồn phong phú ^^. Bit depth chúng ta không cần quan tâm :)

Nếu bạn có trình độ thẩm âm tốt với thính giác có thể phân biệt nhạc cao nhạc thấp thì tôi không dám nói vì tai tôi tương đối là trâu bò húc ^^, ở đây tôi xin giới thiệu cách kiểm tra chất lượng file nhạc qua phần mềm có tên Adobe Audition CS6 (gọi tắt là AU), soft này các bạn có thể mua bản quyền tại http://bit.ly/XKB1mb hoặc muốn dùng free ^^ thì tui mách nhỏ các bạn vào trang http://bit.ly/Ym9um3

Sau khi cài đặt AU hoàn tất, chúng ta mở phần mềm, trên thanh Menu chọn File > Open > Chọn file nhạc cần check sẽ hiện ra như hình dưới (Nếu không hiện ra như hình dưới bạn hãy click vào biểu tượng  trên thanh công cụ (ngay dưới thanh Menu):

Ảnh chụp quang phổ file nhạc MP3 128Kbps (CBR) chất lượng chuẩn với quang phổ = 17 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
Hình trên là ảnh chụp quang phổ của file nhạc MP3 128Kbps (CBR), 2 dải màu đỏ trong hình chính là quang phổ của 2 kênh mono L và mono R (stereo), nhìn trong hình ta dễ thấy 2 dải quảng phổ này bị cắt ở tần số 17k (17kHz), đó là file MP3 128Kbps (CBR) chuẩn chất lượng với tần số âm đạt 17 kHz. Nếu file nhạc MP3 128Kbps (CBR) có quang phổ thấp hơn tần số 17 kHz thì đó là "hàng giả".




Ảnh chụp quang phổ file nhạc MP3 320Kbps (CBR) chất lượng cao với quang phổ = 20 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
Hình trên là ảnh chụp quang phổ của file nhạc MP3 320Kbps (CBR) chuẩn chất lượng với tần số âm đạt 20 kHz. Nếu file nhạc 320Kbps có quang phổ thấp hơn tần số 20 kHz thì đó là "hàng giả".




Ảnh chụp quang phổ file nhạc MP3 ~320Kbps (ABR) chất lượng cao với quang phổ = 20 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
Hình trên là ảnh chụp quang phổ của file nhạc MP3 ~320Kbps (ABR) chuẩn chất lượng với tần số âm đạt 20 kHz. Nếu file nhạc MP3 ~320Kbps (ABR) có quang phổ không đạt tới tần số 20 kHz thì đó là hàng giả.




Ảnh chụp quang phổ file nhạc MP3 -V 0 (VBR) chất lượng cao với quang phổ ~21 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
Hình trên là ảnh chụp quang phổ của file nhạc MP3 -V 0 (VBR) chuẩn chất lượng với tần số âm đạt ~21 kHz. Nếu file nhạc MP3 -V 0 (VBR) có quang phổ không đạt tới tần số 21 kHz thì đó là hàng giả.




Ảnh chụp quang phổ file nhạc OGG -q 1 (VBR) chất lượng cao với quang phổ ~21.5 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
Hình trên là ảnh chụp quang phổ của file nhạc OGG -q 1 (VBR) chuẩn chất lượng với tần số âm đạt ~21.5 kHz. Nếu file nhạc OGG -q 1 (VBR) có quang phổ không đạt tới tần số ~21.5 kHz thì đó là hàng giả.




Ảnh chụp quang phổ file nhạc Nero AAC -q 1.00 (VBR) chất lượng cao với quang phổ full 22.05 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
Hình trên là ảnh chụp quang phổ của file nhạc Nero AAC -q 1.00 (VBR) chuẩn chất lượng với tần số âm đạt 22.05 kHz. Nếu file nhạc Nero AAC -q 1.00 (VBR) có quang phổ không đạt tới tần số 22.05 kHz thì đó là hàng giả.



Ảnh chụp quang phổ file nhạc Lossless chất lượng cao với quang phổ full 22.05 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
Hình trên là ảnh chụp quang phổ của file nhạc Lossless "chuẩn chất lượng cực cao" với tần số âm đạt 22.05 kHz. Nếu file nhạc Lossless có quang phổ không đạt tới tần số 22.05 kHz thì đó là hàng giả.

● Tổng kết chất lượng nhạc thông qua quang phổ:
- MP3 128 Kbps (CBR): 17 kHz
- MP3 320 Kbps (CBR): 20 kHz
- MP3 ~320 Kbps (ABR): 20 kHz
- MP3 -V 0 (VBR): 21 kHz
- OGG -q 1 (VBR): 21.5 kHz
- Nero AAC -q 1.00 (VBR)22.05 kHz (sẽ giới thiệu ở Phần V)
- Lossless: 22.05 kHz (sẽ giới thiệu ở Phần V)

● Thứ tự chất lượng nhạc của các loại mã hóa (từ thấp đến cao):
MP3 128Kbps (CBR) » MP3 320Kbps (CBR) » MP3 ~320Kbps (ABR) » MP3 -V 0 (VBR) » OGG -q 1 (VBR) » Nero AAC -q 1.00 (VBR) » LOSSLESS

● Thứ tự dung lượng file nhạc của cùng 1 bản nhạc (từ thấp đến cao):
MP3 128Kbps (CBR) » MP3 -V 0 (VBR) » MP3 ~320Kbps (ABR) » MP3 320Kbps (CBR) » Nero AAC -q 1.00 (VBR) » OGG -q 1 (VBR) » LOSSLESS

Phần IV - Tìm hiểu về 2 dạng nén nhạc: Lossy & Lossless
1 - Nén nhạc dạng Lossy
 Về cơ bản thì "Lossy là dạng nén làm hao tổn dữ liệu so với bản gốc". Ví dụ nếu dữ liệu gốc là 100% thì khi nén dạng lossy sẽ cho dữ liệu thấp hơn 100%, tức là chất lượng bị giảm so với bản gốc, dữ liệu khi nén dạng lossy sẽ không có khả năng phục hội lại 100% như bản gốc ban đầu.
 Trong lĩnh vực nhạc số, lossy là dạng nén được sử dụng nhiều nhất, nhạc MP3 cũng thuộc loại nén lossy, ta gọi chung những định dạng nhạc sử dụng nén dạng lossy là "Nhạc Lossy". Phần lớn những file nhạc số được Rip từ đĩa nhạc, những file nhạc lossy như MP3 có chất lượng âm thanh kém hơn so với nhạc ở đĩa. Tuy nhiên nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà các chuẩn nén Losssy được cải tiến với chất lượng cao hơn, đỉnh cao của nhạc Lossy là AAC (Advanced Audio Coding) với chất lượng gần bằng đĩa gốc.

- Ưu điểm của lossy: Ưu điểm lớn nhất của nén dạng lossy là giúp giảm đáng kể dung lượng so với bản gốc, chẳng hạn file nhạc gốc có dung lượng 30MB thì khi nén qua lossy dung lượng chỉ còn 3MB giúp giảm bộ nhớ lưu trữ, nhờ ưu điểm này nên nhạc lossy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thiết kế phần mềm, game, ứng dụng nghe nhạc online, nghe nhạc cầm tay, nghe qua điện thoại...
- Nhược điểm của lossy: Nhược điểm dễ thấy là chất lượng bị giảm, file nhạc khi nén dạng lossy sẽ cho chất lượng âm thanh kém hơn so với âm thanh của file gốc, nhược điểm thứ 2 là dữ liệu nén dạng lossy sẽ không thể phục hồi trở lại như dữ liệu gốc ban đầu.

● Một số định dạng nhạc (âm thanh) sử dụng nén dạng lossy:
- MP2: .mp2
- MP3: .mp3
- AAC: .aac .m4a .m4b .mp4 .m4p .m4v .m4r .3gp
- OGG: .ogg .oga .opus .spx
- WMA: .wma
- ATRAC: .aea .aa3 .oma .at3
- MPC: .mpc .mpp .mp+

2 - Nén nhạc dạng Lossless
 Trái ngược với Lossy, "Lossless là dạng nén không làm thất thoát dữ liệu so với bản gốc". Nếu dữ liệu gốc là 100% thì khi nén dạng lossless sẽ cho dữ liệu nguyên vẹn 100% như bản gốc (giống như khi ta nén dữ liệu vào file .zip thì khi giải nén dữ liệu vẫn nguyên vẹn), nhờ vậy dữ liệu nén dạng lossless có khả năng phục hồi lại như bản gốc ban đầu.
 Trong nhạc số thì nhạc lossless có chất lượng cao nhất, chất lượng âm thanh của nhạc lossless là ngang bằng với nhạc trong đĩa gốc.

- Ưu điểm của Lossless: Dữ liệu được bảo toàn nguyên vẹn so với bản gốc, đối với nhạc số thì file nhạc lossless cho chất lượng cao nhất. File nhạc lossless dùng để Burn ra đĩa CD với chất lượng ngang hàng với đĩa gốc (nếu có điều kiện burn tốt), dùng để thưởng thức và sưu tầm, nói chung phục vụ giải trí là chủ yếu.
- Nhược điểm của Lossless: Dung lượng file lớn làm tốn nhiều dung lượng lưu trữ, 1 file nhạc lossless thường có dung lượng ~30MB, lớn hơn rất nhiều so với nhạc lossy MP3, vì dung lượng cao như vậy nên nhạc lossless ít được ứng dụng, chủ yếu phục vụ giải trí.

● Một số định dạng nhạc (âm thanh) sử dụng nén dạng lossless:
- FLAC: .flac  .fla
- APE: .ape
- ALAC: .m4a
- WAVE: .wav .wave .w64
- RealAudio: .ra .rm
- Shorten: .shn
- TTA: .tta
- WMA: .wma
- AIFF: .aif .aiff .aifc
- OptimFROG: .ofr .ofs
- WavPack: .wv

3 - Cách nhận biết nhạc Lossy & nhạc Lossless
Chung ta sẽ sử dụng phần mềm AU để kiển tra như đã giới thiệu ở Phần III để nhận biết sự khác biệt giữa Lossless và Lossy, trước tiên tôi sẽ nói qua về tiêu chuẩn CDDA (Compact Disc Digital Audio) và sự liên quan của nó tới tiêu chuẩn chất lượng âm thanh số.

● CDDA (Compact Disc Digital Audio) là tiêu chuẩn âm thanh của đĩa CD (Compact Disc), tiêu chuẩn CDDA chỉ định âm thanh trong đĩa CD cần đảm bảo:
+ Số kênh (channels): 2
+ Độ sâu bit (bit-depth) = 16 bit
+ Mẫu tần (sampling rate) = 44.1 kHz
+ Tần số âm thanh = 22.05 kHz.
Trong 4 yếu tố nêu trên thì 3 yếu tố đầu bao gồm channels - bit-depth - sampling rate là bộ khung cố định đối với nhạc trong CD, duy chỉ có Tần số âm thanh là có thể nhỏ hơn hoặc bằng 22.05kHz, vậy nên Tần số âm thanh là yếu tố quyết định đến chất lượng CDDA.
» Nếu âm thanh có tần số = 22.05 kHz thì đó là âm thanh đạt chuẩn CDDA, ta gọi đó là CDDA 100% tức là âm thanh thuần khiết.
» Nếu âm thanh có tần số < 22.05 kHz ta gọi đó là MPEG, MPEG là âm thanh không thuần khiết chứa tạp âm, thường được dùng để ghép với video.

Trên thực tế phần lớn những hãng thu âm & phát hành đĩa có uy tín đều cho chất lượng âm thanh đạt đúng tiêu chuẩn CDDA, tuy nhiên ở Việt Nam nhiều hãng phát hành đĩa nhạc với chất lượng MPEG (không khác gì đĩa lậu).

● Cách nhận biết nhạc Lossy & nhạc Lossless
- Nhạc Lossless: có chất lượng âm thanh đạt chuẩn CDDA với tần số âm = 22.05 kHz, để kiểm tra file nhạc lossless là thật hay giả chúng ta sẽ kiểm tra quang phổ của chúng, dù sao thì mắt thấy vẫn tốt hơn tai nghe ^^:


Ảnh chụp quang phổ file nhạc Lossless "xịn" với tần số âm = 22.05 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
Hình trên là ảnh chụp quang phổ thể hiện tần số âm của một file nhạc lossless, như các bạn đã thấy 2 dải màu đỏ (tức tần số âm) đạt mức tối đa là 22.05 kHz (tần số âm = 20.05 kHz thì 2 dải màu trên và dưới dính liền vào nhau), như vậy đây là file nhạc lossless "xịn".


Ảnh chụp quang phổ file nhạc Lossless "giả" với tần số âm < 22.05 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
Hình trên cũng là ảnh chụp quang phổ thể hiện tần số âm của một file nhạc lossless nhưng tức tần số âm chỉ bằng 20 kHz kHz (tần số âm nhỏ hơn 22.05 kHz thì 2 dải màu trên và dưới không dính liền vào nhau), như vậy đây là file nhạc lossless "giả" (là Lossy làm giả thành Lossless).


- Nhạc Lossy: thường có chất lượng âm thanh MPEG (tần số âm nhỏ hơn 22.05 kHz), trong tất cả các định dạng nhạc lossy chỉ có duy nhất AAC (Advanced Audio Coding) có thể đạt chất lượng âm thanh đúng chuẩn CDDA (tần số âm = 22.05 kHz), tuy nhiên âm thanh nén bằng AAC vẫn bị thất thoát một phần nhỏ dữ liệu so với bản gốc, đó là lý do AAC vẫn chỉ là Lossy. Chất lượng không thể bằng bản gốc (trên lý thuyết).
Dưới đây là ảnh chụp quang phổ của các định dạng Lossy phổ biến:

Ảnh chụp quang phổ file nhạc MP3 128Kbps (CBR) với tần số âm = 17 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)

Ảnh chụp quang phổ file nhạc MP3 320Kbps (CBR) với tần số âm = 20 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)

Ảnh chụp quang phổ file nhạc MP3 -V 0 (VBR) với tần số âm ~21 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)

Ảnh chụp quang phổ file nhạc OGG -q 1 (VBR) với tần số âm ~21.5 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)

Ảnh chụp quang phổ file nhạc Nero AAC -q 1.00 (VBR) với tần số âm =  22.05 kHz
(click vào ảnh để xem kích thước chuẩn)